Thác Tà Gụ với vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ, là điểm du lịch dã ngoại tuyệt vời trong quần thể du lịch sinh thái Khánh Hòa. Tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo.
Từ trung tâm huyện Khánh Sơn đi ngược về hướng Tây Nam khoảng 15 km đường bộ là đến địa phận xã Sơn Hiệp. Nơi đây du khách dễ dàng nhận ra cảnh núi non hùng vĩ ở độ cao khoảng 1.300 m so với mặt biển, có không khí trong lành hòa quyện trong vùng rừng núi với các loại cây nhiều tầng, nhiều tán.
Xét về mặt địa lý, vẫn có thể coi Khánh Sơn là một cao nguyên rộng lớn của tỉnh Khánh Hòa. Do có vị trí lân cận với Lâm Đồng nên khí hậu nơi đây cũng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Quá trình tái tạo của vỏ trái đất đã tạo ra những cơn địa chấn cách ngày nay hàng tỷ tỷ năm làm cho điều kiện tự nhiên của vùng núi Sơn Hiệp này có cấu hình khác biệt so với các nơi khác. Chính nơi đây thiên nhiên đã ban tặng cho vùng núi non hùng vĩ Sơn Hiệp dòng thác Tà Gụ.
Thác Tà Gụ có thể được coi là một trong những thác đẹp nhất hiện nay đã tìm thấy ở Khánh Hòa. Từ ngọn núi Chalo đã tích tụ được những giọt nước xanh mát lạnh tạo thành một dòng chảy êm dịu, nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Trước đây thác Tà Gụ được người dân bản địa gọi là thác Ngà. Bởi lẽ, từ xa nhìn thác như một chiếc ngà voi dài buông thõng xuống. Do dòng thác chảy vào suối Tà Gụ nên về sau nó được gọi là thác Tà Gụ.
So với thác Đatanla hay thác Hang Cọp ở Đà Lạt thì thác Tà Gụ có nhiều điểm ưu việt hơn, tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo trong mọi hoàn cảnh nhờ sự đồng cảm, chia sẽ dòng nước mát lạnh của lòng hồ nằm ôm lấy chân thác. Nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng gần 200m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70m, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.
Xét về mặt địa lý, vẫn có thể coi Khánh Sơn là một cao nguyên rộng lớn của tỉnh Khánh Hòa. Do có vị trí lân cận với Lâm Đồng nên khí hậu nơi đây cũng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Quá trình tái tạo của vỏ trái đất đã tạo ra những cơn địa chấn cách ngày nay hàng tỷ tỷ năm làm cho điều kiện tự nhiên của vùng núi Sơn Hiệp này có cấu hình khác biệt so với các nơi khác. Chính nơi đây thiên nhiên đã ban tặng cho vùng núi non hùng vĩ Sơn Hiệp dòng thác Tà Gụ.
Thác Tà Gụ có thể được coi là một trong những thác đẹp nhất hiện nay đã tìm thấy ở Khánh Hòa. Từ ngọn núi Chalo đã tích tụ được những giọt nước xanh mát lạnh tạo thành một dòng chảy êm dịu, nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Trước đây thác Tà Gụ được người dân bản địa gọi là thác Ngà. Bởi lẽ, từ xa nhìn thác như một chiếc ngà voi dài buông thõng xuống. Do dòng thác chảy vào suối Tà Gụ nên về sau nó được gọi là thác Tà Gụ.
So với thác Đatanla hay thác Hang Cọp ở Đà Lạt thì thác Tà Gụ có nhiều điểm ưu việt hơn, tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo trong mọi hoàn cảnh nhờ sự đồng cảm, chia sẽ dòng nước mát lạnh của lòng hồ nằm ôm lấy chân thác. Nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng gần 200m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70m, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.
Dòng thác Tà Gụ cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực Tây Nam huyện Khánh Sơn. Dòng nước trải dài từ lòng hồ về xuôi tạo ra một con suối tuyệt đẹp. Dọc theo hai bờ suối gần 1km đều có chỗ lý tưởng cho du khách dừng chân hoặc dựng trại trước khi tiến lên chinh phục đỉnh thác.
Du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Raklai, một dân tộc sống mộc mạc, thật thà mà kín đáo.
Truyền thuyết Thác Tà Gụ:
Theo truyền thuyết, ngày xửa, ngày xưa khu rừng này có rất nhiều trăn, có con to như cây Tô Hạp 100 tuổi. Một buổi sáng mùa khô, trời mát mẻ, một bầy trăn từ dưới chân núi bò lên đỉnh kiếm mồi, chúng gặp một con voi lạc mẹ đứng ngơ ngác, một con trăn đầu đàn to khỏe lao tới quật ngã con voi. Cả hai con vật vùng vẫy làm gãy nát cây cối, cuối cùng cả hai rớt xuống vực thẳm, thân hình nát vụn.
Voi mẹ mất con đi tìm nhìn thấy con mình đã chết nằm dưới vực sâu, voi mẹ thương tiếc con đứng trên đỉnh núi cao khóc than suốt đêm ngày rồi bỗng dưng hóa đá. Hai dòng nước mắt của voi mẹ hóa thành hai dòng thác.
Truyền thuyết khác kể rằng, từ thời xa xưa Tà Gụ là một dòng suối trong, tinh khiết, hàng năm vào mùa xuân cây cối xanh tốt nở đầy hoa trái, chim muông tụ hội về hót vang rừng, khí trời ấm áp. Các tiên nữ ở trên trời bay xuống tắm dưới suối Tà Gụ rồi lên đỉnh núi cao xõa tóc dài hóng gió. Một lần có một tiên nữ xuống tắm rồi lên đỉnh núi chải tóc, bầy chim muông thấy tiên nữ đẹp quá rủ nhau bay tới múa hát líu lo.
Nàng tiên thích thú vui đùa với chim muông quên mất thời hạn thiên đình cho phép xuống trần. Khi nhớ ra vội bay về trời thì cổng trời đã khép. Nàng tiên nọ đành trở lại, sống mãi dưới trần gian, rồi hóa thành thác Tà Gụ. Mái tóc nàng là hai dòng nước chảy. Từ đó thác Tà Gụ còn có tên là thác Nàng Tiên.
Nếu đứng ở chân thác nhìn lên thấy 2 dòng nước trắng xóa đổ xuống giống như một thiếu nữ đang đứng cúi đầu xõa mái tóc dài hóng gió. Còn từ trên đỉnh nhìn xuống, thác Tà Gụ giống như hai chiếc ngà voi to, khỏe, trắng muốt trút dài xuống lòng suối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét