Một khu chợ đông vui, lại có một công trình kiến trúc đẹp, khá độc đáo ở trung tâm chợ như chợ Đầm Nha Trang rất đáng được du khách bốn phương biết đến trước khi chia tay, tạm biệt thành phố biển xinh đẹp, mến khách này.
Gọi tên chợ Đầm vì chỗ đất dựng chợ ngày nay trước kia vốn là một cái đầm từ cửa sông Cái ăn sâu vào đất liền, phía dưới Hà Ra. Đầm rộng khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ đầm là nhà ở của nhân dân, hầu hết là dân nghèo với những ngôi nhà lụp xụp, chen chúc nhau. Phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu bây giờ là một ngôi chợ cũ được xây cất vào khoảng năm 1908, thường gọi là chợ Đầm hay chợ Cửa (chỉ nơi cửa sông).
Dần dần với số dân gia tăng của thành phố, khuôn khổ chợ cũ không còn thích hợp, việc phát triển buôn bán và phát triển nhà ở ngày càng lộn xộn, chật hẹp kém mỹ quan và thiếu vệ sinh, thậm chí gây nhiều dịch bệnh cho thành phố. Trước tình hình đó, việc quy hoạch lại khu chợ này trở nên cấp thiết.
Năm 1961, Công ty Kiến thiết Khánh Hòa lập một dự án đại cương về quy hoạch lại khu vực chợ này, xây một ngôi chợ hình tròn thay thế cho chợ cũ. Đồ án sơ bộ này do Kiến trúc sư Lê Anh Kim phác họa.
Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung. Chính đồ án này được coi là cốt lõi cho việc xây cất ngôi chợ sau này.
Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung. Chính đồ án này được coi là cốt lõi cho việc xây cất ngôi chợ sau này.
Cả hai đồ án chưa được thực hiện thì đêm 16-9-1968 xảy ra vụ hỏa hoạn lớn chưa từng có: 126 ngôi nhà bị cháy rụi. Tình thế trở nên cấp bách: Một đồ án xây dựng khu vực chợ với quy mô mới, toàn diện hơn được hình thành, có sự phối hợp của nhiều ngành hữu trách: lấp toàn bộ đầm, xây cất ngôi chợ mới cùng hai thương xá và chung cư, làm lại đường sá, hệ thống cống rãnh thoát nước…
Ngày 12-4-1969 được coi là ngày khởi sự đầu tiên của kế hoạch này với việc chiếc xáng Bassa của Nha Thủy vận Sài Gòn bắt đầu thổi cát lấp đầm. Sau 6 tháng, đầm đã bị lấp hoàn toàn với khối lượng cát đã thổi là 350.000m3. Tiếp theo là việc tạo móng, dựng nền và xây cất công trình, hàng nghìn cọc bê tông cốt sắt dài 20m đã được đóng xuống qua lớp sình lầy.
Dựa theo đồ án của Kiến trúc sư Lê Quý Phong được thiết kế từ hơn 4 năm trước, các Kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Hiệp, Kỹ sư Nguyễn Xuân Phương cải tiến và bổ sung thêm một số chi tiết. Ngôi nhà chính ở trung tâm chợ được xây cất theo hình tròn, mái xếp thành hình chữ V tượng trưng cho bông sen và những cánh sen, đường kính của ngôi nhà 66,5m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm.
Dựa theo đồ án của Kiến trúc sư Lê Quý Phong được thiết kế từ hơn 4 năm trước, các Kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Hiệp, Kỹ sư Nguyễn Xuân Phương cải tiến và bổ sung thêm một số chi tiết. Ngôi nhà chính ở trung tâm chợ được xây cất theo hình tròn, mái xếp thành hình chữ V tượng trưng cho bông sen và những cánh sen, đường kính của ngôi nhà 66,5m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm.
Diện tích cả tầng trệt và tầng lầu rộng tới 5.270m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách ra vào mua bán. Hỗ trợ và phối cảnh với ngôi nhà tròn là hai tòa cao ốc 4 tầng A và B, tầng trệt là thương xá, các tầng trên là chung cư được xây cất theo đường lượn cong bao bọc vành ngoài ngôi nhà tròn, mỗi cao ốc đều có diện tích trên 2.500 tới trên 2.800m2, thiết kế thoáng, trang nhã. Hai cao ốc này được khởi công xây dựng đầu năm 1970 và hoàn thành vào cuối năm 1972. Ngôi nhà tròn và toàn bộ khu chợ được hoàn thành, đưa vào khai trương sử dụng năm 1974.
Tiếc thay, thời gian sử dụng chưa được bao lâu thì những ngày cuối tháng 3-1975, trước sức tiến công và nổi dậy của quân và dân ta, bọn tàn quân ngụy rút chạy từ Tây Nguyên và các nơi khác đổ về đã ngang nhiên cướp phá chợ Đầm, phóng lửa đốt chợ. Ngôi nhà tròn như một bông sen lớn mới nở giữa lòng thành phố bị xám đen, sập đổ hư hỏng nặng, không sử dụng được nữa. Chợ Đầm vẫn tiếp tục nhóm họp nhưng mỹ quan và trật tự bị giảm sút nhiều.
Một kế hoạch tu sửa lại toàn bộ ngôi nhà tròn và quy hoạch tổng thể khu chợ được xây dựng và triển khai với sự tham gia của Viện Thiết kế xây dựng và Công ty Xây dựng tỉnh. Ngày 3-2-1980, nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh Thân, lễ chính thức khai trương Cửa hàng Bách hóa tổng hợp Chợ Đầm với diện tích sử dụng là toàn bộ hai tầng của ngôi nhà tròn được sửa chữa lại khang trang và đẹp đẽ hơn xưa được tổ chức trọng thể với nhiều quan khách trong và ngoài tỉnh cùng hàng ngàn đồng bào tham dự.
Ngày nay, ai đã có dịp đi trên máy bay từ thủ đô Hà Nội vào Nha Trang, từ trên nhìn xuống, cả thành phố như một lẵng hoa lớn đặt bên bờ biển xanh sẽ nhận ra trong lẵng hoa đó có một bông sen đang nở, đó chính là chợ Đầm Tròn và vị trí bông sen là điểm gần giữa đầm mấy chục năm về trước.
Năm 1985, trong một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật với đề tài “Nha Trang - Huế - Cần Thơ, di tích và thắng cảnh” do Hội Văn nghệ của 3 địa phương phối hợp tổ chức, một trong những bộ ảnh được đông đảo người xem, đặc biệt là những người dân Nha Trang rất chú ý và được tặng thưởng của Ban tổ chức là bộ ảnh 3 chiếc chụp cùng ở một vị trí, góc độ nhưng ở ba thời điểm cách xa nhau: 1960, 1980 và 1985 của một nhóm tác giả chụp về quang cảnh chợ Đầm xưa và nay.
Tin khác
Soledad
- Trúc Lâm Tịnh Viện
- Vinpearl Land
- Chợ Đầm Nha Trang
- Khu du lịch sinh thái Memento
- Hòn Chồng - Nha Trang
- Khu du lịch nhà xưa ông Hai Thái
- Suối khoáng nóng Tháp Bà
- Khu du lịch sinh thái Tiếng Đá
- Viện Hải Dương Học
- Thủy Cung Trí Nguyên
- Đảo Yến - Hòn Nội
- Suối khoáng nóng Nhân Tâm 2
- Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét