THÔNG TIN DU LỊCH KHÁNH HÒA
Khánh Hòa - Điểm đến văn minh và thân thiện

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Chùa Suối Ngổ


Suối Ngổ còn nổi danh với một ngôi chùa lâu năm, tục gọi là chùa suối Ngổ, nhưng được sắc tứ là Chí Linh Sơn Tự. Chùa này toạ lạc ở triền núi, ở bên phía Đông dòng suối, mặt tiền hướng vào nam. Quy mô không lớn, kiểu dáng không lấy gì đặc sắc, nhưng có tiếng là linh thiêng. Vì vậy được gọi là chùa núi rất linh ứng (Chí Linh Sơn Tự).
Có nhiều lời đồn đại khác nhau về sự linh thiêng của chùa. Do đó tên chùa suối Ngổ được nhiều người phương Nam biết đến và là một điểm hành hương kết hợp du lịch của đông đảo quần chúng phía Nam đất nước. Tên chùa cũng không thể lẫn lộn với các cổ tự khác.
Dân gian kể lại rằng:
“Trước kia trên núi có một con cọp đen tu, rất hiền, gặp người luôn luôn tránh mặt. Vì thế trước chùa có một miếu nhỏ thờ “Sơn Lâm Chúa Tướng”. Thỉnh thoảng cọp đen này về nằm ngơi nghĩ ở đây. Cư dân nói rằng con cọp này cai quản tất cả các thú rừng vùng núi suối Ngổ. Các giống cọp khác mình vằn vện, màu xám tro hay màu tàu cao không dám bén mảng tới gần, vì nó là vua loài cọp tại vùng này.”
Chùa suối Ngổ còn nổi tiếng thêm với hai truyện truyền khẩu sau đây trong dân gian:
- Cọp chúa bảo vệ chùa:
“Xưa kia, chùa làm chay một năm hai lần. Một lần nọ, sau khi làm chay xong, mọi người đều an giấc, nửa đêm trộm vào chùa dọn lấy cắp hết đồ đạc. Khi mọi người thức dậy đi tìm đồ mất mát, thì từ ngoài ngõ, một nhóm người kiêng gánh đi vào. Họ kể lại rằng chính họ là những người đã lấy trộm, nhưng khi xuống núi, bị cọp đen chận lại.
Cọp đứng dựng hai chân sau và hai chân trước đưa lên trời như cản ngăn, miệng gầm rừ ra oai nhưng vẫn giữ nguyên một chỗ, chân không nhúc nhích tỏ vẻ không muốn hãm hại người. Cọp đen ra dấu bằng chân trước chỉ về hướng chùa. Những người này biết ý bảo phải trả đồ vật trộm được lại cho chùa. Do đó, họ kiêng đồ quay trở lại và xin được lạy phật, lạy sư để sám hối.”
Truyện đồn này càng làm cho chùa và suối Ngổ thêm nổi tiếng.
- Kỳ Nam trên núi Ngổ:
Đây là truyện khả tin vì Trầm Hương, Kỳ Nam là lâm sản của vùng Khánh Hòa.
“Trên núi Ngổ có nhiều cây gió là loại cây thường sinh ra Trầm Hương và Kỳ Nam. Cư dân địa phương biết rõ trên núi có Kỳ Nam nhưng không ai dám tìm kiếm vì tin rằng có quỷ thần núi và Linh Điểu canh giữ nghiêm ngặt.
Linh điểu, không ai thấy rõ hình dáng bao giờ cho nên không hiểu nhiều hay ít, mà chỉ nghe tiếng kêu khá kì dị, đáng sợ. Ban ngày thì tiếng kêu ấy nghe như tiếng mõ còn ban đêm thì như tiếng chuông ngân vang. Tiếng kêu nổi lên từng chập, mỗi chập ba lần, ngưng nghĩ trong giấy lát rồi nổi lên, như vậy cứ liên tục lập đi lập lại suốt ngày đêm. Hai thứ tiếng kêu khác nhau ấy giống như chỉ do một con Linh Điểu, nhưng cư dân nói rằng thật ra có nhiều con thay phiên nhau, mỗi lần chỉ có một con kêu thôi.
Cư dân từ xưa kể lại:
Sở dĩ hiểu được điều này là vì hễ lúc nào có kể gian đến gần cây Kỳ Nam thì tiếng kêu “Chuông mõ” nổi lên liên hồi, giống như chuông mõ cấp báo khi có lửa cháy.
Vào lúc ấy, rắn độc và thú dữ kéo nhau đến đánh đuổi kẻ gian. Nếu kẻ gian không chạy kịp sẽ bị cọp chụp, rắn mổ. Kẻ nào may mắn mà thoát được về nhà cũng không sống được yên lành.
Đường lên chùa
Chùa chụp từ trên cao

0 nhận xét:

Đăng nhận xét