Có dịp đến Diên Khánh, sau khi qua cửa Đông và Cửa Tây thành Diên Khánh (một di tích lịch sử do tướng Võ Tánh xây dựng cách đây hơn thế kỷ để chống Tây Sơn), rồi men theo tỉnh lộ 2 về hướng tây khoảng trên 100m, qua cầu Hà Dừa, sẽ thấy một ngôi Thánh Đường cổ kính, đó là Thánh Đường giáo xứ Hà Dừa.
Giáo xứ Hà Dừa là một trong những Giáo xứ kỳ cựu, hầu hết Giáo dân đều từ những tỉnh phía Bắc như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào thời Chúa Nguyễn.
Hà Dừa không hiểu danh từ này có tự bao giờ và trong bối cảnh lịch sử ra sao, nhưng theo truyền thuyết thì xưa kia hai bờ sông mọc toàn loại dừa nước nên mới có tên Hà Dừa, tức là xứ có nhiều dừa hay là sông dừa (Hà là sông, dừa là Cây Dừa).
Hà Dừa xưa có chung thánh đường với giáo xứ Cây Vông ở Hà Gai (thuộc Xã Diên Lâm hiện nay) một vài di tích vẫn còn trong vùng đất ông Lập, nội tổ ông Nguyễn Bàn, sau bị đốt phá mới di chuyển về khuân viên hiện nay thuộc làng Trường Thạnh.
Thánh đường đầu tiên được thành lập trên khuôn viên hiện tại nhưng chắc chắn là có trước khi Võ Tánh xây thành Khánh Hòa và đến năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) kiến tạo lại theo kiểu Á Ðông, tuy nhỏ nhưng rất đẹp, có hai cửa ngõ lầu giống Cửa Thành.
Thánh đường đầu tiên được thành lập trên khuôn viên hiện tại nhưng chắc chắn là có trước khi Võ Tánh xây thành Khánh Hòa và đến năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) kiến tạo lại theo kiểu Á Ðông, tuy nhỏ nhưng rất đẹp, có hai cửa ngõ lầu giống Cửa Thành.
Còn Thánh Đường hiện thấy được xây dựng bằng hai thời kỳ:
- Đầu tiên năm 1893 do Cố Ngoan (Saulcoy), Ngài vận động giáo dân đốn gỗ, phái ông chức Tích đi Làng Sông và Kim Châu lấy kiểu chạm trổ, Cha Nhuận vẽ sơ đồ.
- Năm 1917, Cố Quới (Salomez) mới xây tháp chuông, đóng trần nhà thờ, làm nhà xứ. Năm 1924 Cố Nghiêm (Guéno) đến, mở rộng thánh đường, xây thành, mua hai chuông và đến năm 1932 mới đem hai chuông lên tháp.
Soledad
Tin khác
0 nhận xét:
Đăng nhận xét